Nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao và trở lên cấp thiết hơn trong cuộc sống hiện đại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các công nghệ lọc nước hiện đại để cho ra nguồn nước tinh khiết với giá thành phải chăng, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của cuộc sống. Các bạn hãy cùng Baotricodien.vn tìm hiểu các công nghệ lọc nước gia đình tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay nhé.
1. Công nghệ lọc nước RO
Công nghệ này có tên đầy đủ là Reverse Omosis (thẩm thấu ngược). Màng lọc RO được sản xuất từ chất liệu Polyamit.
Công nghệ lọc RO được phát minh và nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước. Nó được phát minh bởi nhà khoa học
Oragin. Đầu tiên nó được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu cho lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Hoa Kỳ. Sau này công nghệ RO được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống và sản xuất. Như ứng dụng sản xuất nước uống, cung cấp nước tinh khiết cho sản xuất thực phẩm, dược phẩm hay phòng thí nghiệm…
1.1 Nguyên lý hoạt động của công nghệ lọc RO
Theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường, nhờ lực hấp dẫn của trái đất để tạo ra sự thẩm thấu của các phân tử nước qua các mao mạch của lõi lọc. Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp. Máy bơm tạo ra một dòng chảy mạnh đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất…có trong nước chuyển động mạnh. Chúng văng ra vùng có áp lực thấp hoặc trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải. Đồng thời các phân tử nước lọt qua các mắt lọc cỡ kích cỡ 0,0001 micromet nhờ áp lực. Với mắt lọc này thì hầu hết các thành phần hóa chất, vi khuẩn đều không thể lọt qua.
Đây được coi là công nghệ ứng dụng trong máy lọc nước hiện đại nhất thời hiện nay. Công nghệ này có khả năng loại bỏ lên đến 99.99% các thành phần gây hại có trong nước và được phần lớn người tiêu dùng ưa chuộng.
1.2 Cấu tạo của màng lọc RO
Lõi lọc được cấu thành bởi các cụm (module) màng lọc được cuộn tròn lại. Mỗi một cụm (module) màng lọc bao gồm một màng dẫn nước sạch, một màng lọc thẩm thấu ngược và một màng dẫn nước cấp. Những màng trên được xếp chồng lên nhau và quấn quanh ống thu hồi nước sạch trung tâm. Màng thẩm thấu ngược được quấn tròn để hình thành kênh nước cấp ở giữa hai bề mặt ngoài liền kề của màng. Kênh nước sạch được hình thành từ mặt trong liền kề của màng lọc thẩm thấu ngược.
Sau khi cụm (module) màng lọc được quấn quanh ống nước sạch trung tâm, toàn bộ mặt ngoài của lõi lọc sẽ được bọc bởi một màng nhựa mỏng bên ngoài được dán kín trừ 2 đầu của lõi lọc.
Đối với lõi lọc loại này, đầu tiên nước sẽ vào kênh nước cấp ở một đầu của lõi lọc. Một phần của nước cấp sẽ được lọc bởi màng RO và chảy vào ống nước sạch trung tâm thông qua màng dẫn nước. Một phần còn lại không được lọc qua màng RO là nước thải sẽ chảy dọc theo màng dẫn nước cấp và được thải ra ngoài ở đầu còn lại của lõi lọc.
1.3 Nhiệm vụ màng lọc nước RO như sau:
- Loại bỏ các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp… thường có kích thước phân tử lớn nên không thể đi qua màng lọc nước RO được.
- Ngăn các ion kim loại qua màng.
- Ngăn vi khẩn qua màng.
- Loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước.
- Do đó kết quả sau khi đi qua màng RO chỉ còn lại nước tinh khiết.
Đây vừa là ưu điểm và cũng vừa là nhược điểm của màng lọc RO. Vì nó đã lọc bỏ hết các khoáng chất có lợi trong nước, làm cho khi sử dụng nguồn nước này lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe.
2. Công nghệ lọc nước Nano
Công nghệ lọc Nano sử dụng màng lọc Nano ( Nano Filtration) được cấu tạo chính từ Polymeth với kích cỡ các lỗ lọc trong khoảng từ 0,1 đến 10nm. Với kích cỡ các lỗ lọc lớn hơn công nghệ RO, hệ thống máy lọc nước công nghệ Nano không có khả năng loại bỏ đến 99.99% vi khuẩn như RO nhưng nguồn nước được các loại máy lọc nước này xử lý cũng được coi là an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt hơn loại công nghệ Nano này có khả năng giữ lại khoáng chất có trong nước thay vì loại bỏ hoàn toàn như công nghệ RO.
Màng lọc nano (NF) giúp lọc nước mặt thành nước sinh hoạt. Màng lọc nano NF có tốc độ lọc nhanh hơn và mức sử dụng năng lượng thấp hơn. Công nghệ lọc nano – Nanofiltration (NF) phát triển tương đối gần đây trong công nghệ màng. Công nghệ lọc nano – NF được coi là một công nghệ hiệu quả về chi phí. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ lọc nano NF so với các công nghệ xử lý khác phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm chất lượng nước nước cấp tiền xử lý, chi phí, nhu cầu sử dụng.
3. Công nghệ lọc UF
Công nghệ UF này có nguyên lý và cách hoạt động giống với công nghệ lọc RO.
Ưu điểm là: Không sử dụng các hóa chất, có thể dễ dàng tự vận hành. Có thể được ứng dụng vào quá trình xử lý nước quy mô lớn hơn. Màng lọc UF có thể giúp loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn, các sinh vật gây bệnh. Màng lọc này cũng có khả năng loại bỏ các vi trùng , vi khuẩn có trong nước.
4. Công nghệ lọc nước UV
Công nghệ này sử dụng tia UV để tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn có trong nước. 99.99% các vi khuẩn gây hại trong nước bị tiêu diệt.
Sử dụng một bóng đèn UV nhỏ tạo ra các sóng tia UV làm nhiệm vụ diệt khuẩn trong nước. Trong thực tế, công nghệ lọc UV thường được ứng dụng vào việc diệt trùng, chống tái nhiễm khuẩn.
Bản chất của công nghệ này chỉ là diệt khuẩn, nó không thể lọc được các chất cặn bẩn. Vì vậy nó hay được dùng kết hợp với các công nghệ lọc nước khác.
5. Công nghệ lọc nước tổng hợp
Đây là sự kết hợp của nhiều loại công nghệ khác nhau trong việc xử lý nước. Các sự kết hợp thông thường có thể được kể đến như: RO kết hợp với UV hay RO với UV và UF. Việc sử dụng tổng hợp nhiều công nghệ trên có thể tận dụng được hết những ưu điểm trong các công nghệ xử lý nước hiện đại cũng như hạn chế được nhược điểm của các phương pháp này.
Hiện tại công nghệ RO vẫn là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp máy lọc nước tốt nhất trên thị trường cho nguồn nước uống an toàn vui lòng liên hệ Hotline: 096.63.36.096 để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan.
Những điều chưa biết về công nghệ lọc nước Nano và RO