Cách bảo trì tủ điện tại nhà dễ dàng ai cũng có thể làm.
16/05/2020Bảo trì tủ điện tại nhà là việc khá quan trọng nhưng ít được mọi người quan tâm. Các thiết bị đóng cắt trong tủ không được bảo dưỡng nên dễ bị xuống cấp. Thậm trí tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất nguy hiểm.
Nội dung chính
1. Tự bảo trì tủ điện trong nhà các bạn đơn giản và dễ dàng thực hiện.
1.1 Vì sao phải bảo trì định kỳ của tủ điện trong nhà?
Bảo dưỡng định kỳ tủ điện là một công việc hết sức cần thiết của kỹ thuật điện nói chung và của những công trình, tòa nhà, doanh nghiệp nói riêng. Bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện nhanh chóng, kịp thời các hỏng hóc, giảm thiểu được những sự cố có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hệ thống điện của cả công trình:
- Giúp sớm phát hiện sự cố của các thiết bị đóng cắt.
- Phát hiện các sự cố rò rỉ điện
- Ngăn ngừa hiện tượng chập cháy dây điện do quá tải.
Vì vậy cho nên ở bất cứ đâu, cũng cần phải định kỳ bảo dưỡng tủ điện hàng tháng, hàng năm. Đây là yêu cầu bắt buộc của hầu hết tất cả các kỹ thuật điện phải làm.
1.2 Chuẩn bị dụng cụ:
Gồm: Tovit, tovit điện, Kìm điện, ampekim, chổi quét bụi, 1 đoạn dây điện.
1.3. Quy trình thực hiện bảo trì tủ điện tại nhà.
Bước 1: Cần kiểm tra lại các thiết bị dụng cụ xem đã dảm bảo độ an toàn điện chưa. Để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị, ta nên tắt aptomat tổng
Bước 2: Tháo (mở) cánh tủ điện. Kiểm tra ngoại hình các thiết bị trong tủ để phát hiện các bất thường của các thiết bị này.
Bước 3: Sau khi tắt điện xong, ta tiến hành bảo dưỡng khung vỏ tủ: lau chùi khung vỏ tủ. Dùng giẻ lau chùi cẩn thận khung vỏ tủ. Kiểm tra các đèn báo pha, các pha có đủ điện không. Kiểm tra các biển chỉ dẫn xem có bị bong hay mờ không.
Bước 4: Dùng máy hút bụi, hút toàn bộ bụi bẩn. Dùng chổi quét, quét tất cả bụi bẩn bên trong tủ. Sau đó, kiểm tra các ốc vít của công tơ điện, ốc vít của aptomat
Bước 5: Kiểm tra trình trạng hoạt động của các attomat. Kiểm tra khả năng đóng cắt của các attomat
Bước 6: Kiểm tra các đầu cos, Siết chặt các đầu cos. và các điểm tiếp xúc với cầu đấu. Tránh nguy cơ move gây tia lửa điện.
Bước 7: Ta dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp của các pha. Ta đặt đồng hồ ở điện áp xoay chiều. Tiến hành đo điện áp của các pha. Kiểm tra rơ le
Bước 8: Kiểm tra khả năng cách điện của tủ điện. Và đậy nắp tủ điện, hoàn thành bảo trì tủ điện.
Bước 9: Tích vào form bảo dưỡng tủ điện. Ghi chú các vấn đề phát hện và kịp thờ báo cho các nhân viên kỹ thuật để khắc phục nếu có sự cố.
2. Những lưu ý khi bảo trì tủ điện tại nhà.
Phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc an toàn điện. Người thực hiện công tác bảo trì tủ điện phải là người có hiểu biết về điện.
Người thực hiện bảo trì điện cần phải đi giầy và phải đứng ở vị trí cao và khô, Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các đầu dây điện.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả các bạn hãy liên hệ với chúng tôi Hotline: 096.63.36.096
Trên đây baotricodien.vn vừa chia sẻ kinh nghiệm qua nhiều năm trong nghề. Bạn cũng có thể áp dụng cách này để bảo dưỡng tủ mạng, tủ âm thanh cũng rất hiệu quả.
Các bài vết liên quan.
Quy trình bảo trì hệ thống điện tại Hà Nội
Bảo trì hệ thống điện và những điều cần biết.
Lợi ích của việc bảo trì hệ thống điện.
7 lỗi thường gặp của hệ thống điện công trình dân dụng.