Chống thấm sàn nhà vệ sinh uy tín giá rẻ tại Hà Nội
03/06/2020Chống thấm sàn nhà vệ sinh là việc làm rất quan trọng trong xây dựng ngôi nhà. Nếu việc này làm không tốt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống gia đình.
Nội dung chính
1. Vì sao phải chống thấm sàn nhà vệ sinh?
Đây là việc làm quan trọng để phòng tránh nước từ sàn nhà vệ sinh thấm xuống dưới. Gây lên hiện tượng ẩm mốc, phồng rộp bức tường mất mỹ quan. Và làm điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu như làm không tốt công tác chống thấm nhà vệ sinh thì gần như chắc chắn sàn nhà sẽ bị rò nước xuống dưới. Như hình ảnh ví dụ dưới đây:
1.1 Khi nào chống thấm sàn nhà vệ sinh đạt hiệu quả cao nhất và rẻ nhất?
Đó là khi bắt đầu bước vào giai đoạn hoàn thiện căn nhà. Chống thấm ngay sau khi đã đi xong đường ống cấp thoát nước và xây hộp kỹ thuật.
1.2 Các bước chống thấm cho sàn nhà mới đang trong quá trình hoàn thiện.
Sau khi đã lắp đặt xong đường ống nước xuyên sàn vệ sinh, và xây hộp kỹ thuật thì bắt đầu công tác chống thấm.
Bước 1: Đổ bù cổ ống xuyên sàn.
Đục nhám miệng lỗ khoan cổ ống > vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan > ghép coppha > đổ bù cổ ống bằng vữa không co > chờ khô 1 ngày > tháo coppha và cắt dây buộc.
Bước 2: Vệ sinh sàn, chân tường và tạo độ ẩm cho sàn, tường.
Vệ sinh sạch sẽ sàn WC và chân tường bao quanh WC. Đảm bảo sàn và chân tường đã sạch và không còn bụi. Nếu sàn và tường khô tưới thêm ít nước tạo độ ẩm để tăng tính kết dính giữa sàn và chất chống thấm.
Bước 3: Lăn chống thấm.
Sau khi vệ sinh sử dụng chất chống thấm chuyên dụng để lăn trên bề mặt sàn và chân tường nhà vệ sinh.
Trên thị trường có nhiều chất chống thấm khác nhau đều có tác dụng tốt trong trường hợp này. Ở đây chúng tôi dùng sika 107 hai thành phần.
Lăn đều 2 lớp trên sàn và lăn lên tường cao 1m so với sàn bê tông thô.
Bước 4: Ngâm nước kiểm tra thấm.
Sau khi 2 lớp chống thấm khô tiến hành đổ nước ngập sàn và duy trì nước trong 48h để kiểm tra có sàn và chân tường có bị thấm hay không. Nếu sau 48h không phát hiện rò rỉ thấm nước xuống dưới hoặc ra ngoài tường thi đạt yêu cầu.
Bước 5: Cán vữa nền và trát chân tường.
2. Với các nhà đã hoàn thiện đi vào ở mà bị thấm qua sàn vệ sinh thì phải làm sao?
2.1 Phải tìm và xác định chính xác nguyên nhân gây thấm.
Baotricodien.vn có nhiều năm xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh. Đã xử lý chống thấm cho rất nhiều các công trình khác nhau vì thế chúng tôi đúc kết được nhiều kinh nghiệm để tìm và xác định chính xác nguyên nhân thấm. Từ đó đưa ra phương án chống thấm phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí đầu tư thấp nhất.
2.2 Xử lý chống thấm cho sàn nhà vệ sinh đã đi vào hoạt động.
Cách xử lý chống thấm sẽ được baotricodien.vn đưa ra sau khi đã xác định được nguyên nhân gây thấm, để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu tối đa chi phí cho khách hàng.
Theo thống kê của chúng tôi trong quá trình làm việc hơn 10 năm qua, phần lớn nguyên nhân gây thấm ở sàn nhà vệ sinh là do công tác chống thấm ban đầu không đạt chất lượng. Vì thế nên sẽ phải chống thấm lại theo quy trình nêu trên. Việc này gây tốn kém hơn, và mất nhiều thời gian hơn do phải đục nền ra để chống thấm lại từ đầu.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn về việc chống thấm sàn nhà vệ sinh. Hi vọng thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà của mình. Nếu các bạn cần dịch vụ chống thấm có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ: Hotline: 096.63.36.096
Các bài viết liên quan:
Chống thấm tường uy tín giá rẻ.
Các lỗi thường gặp của hệ thống cơ điện công trình
Thau rửa và xúc xả đường ống cấp nước