Chú ý khi thi công hệ thống thoát nước công trình dân dụng
09/11/2020Hệ thống cấp thoát nước đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và xây dựng nhà ở. Trong đó, hệ thống thoát nước nếu không được lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ khiến công trình nhanh xuống cấp do bị thấm dột, sụt lún nền, rêu mốc. Đặc biệt, mùi hôi bị phát tán ra ngoài khiến không khí bị ô nhiễm, gây nên sự khó chịu cho người sử dụng. Dưới đây là một số lỗi thường gặp và những điểm cần chú ý khi thi công hệ thống thoát nước. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung chính
1. Các lỗi thường gặp khi thi công hệ thống thoát nước
1.1 Cửa thăm không tiếp cận được
Đây được xem là lỗi phổ biến nhất của các công trình xây dựng dân dụng tại Việt Nam. Cửa thăm cần được lắp đặt đúng cách, giúp người thợ dễ dàng tiếp cận được khi cần thiết. Đồng thời, phải có đủ không gian để làm việc trong trường hợp thông rửa hoặc xử lý các sự cố.

1.2 Độ dốc của đường ống không phù hợp
Phải lắp đặt đường ống thoát nước có độ dốc đúng theo thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Như vậy, tốc độ dòng chảy mới đủ để mang theo chất thải rắn và vét sạch thành ống.
Nếu độ dốc quá lớn sẽ khiến nước chảy quá nhanh sẽ để lại chất rắn ở phía sau. Rất dễ gây tắc đường ống.
1.3 Bẫy nước không ngăn được mùi hôi
Chức năng chính của bẫy nước là ngăn mùi hôi, các khí độc từ hệ thống ống thoát nước thải xông ngược vào không gian sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không được lắp đặt đúng cách thì nước trong các bẫy sẽ bị hút hết, để lại bẫy nước bị khô và không có tác dụng.

1.4 Tắc đường thông khí
Có 2 cách thông khí cho bẫy nước là:
Thông khí ướt: Sử dụng ống thoát đường kính lớn kết hợp thông khí
Thông khí khô: Dùng các đường ống riêng để thoát khí cho hệ thống thoát nước
Tuy nhiên, cả 2 kiểu thông khí trên sẽ không có tác dụng nếu bị lấp kín.

1.5 Không làm đủ cửa thăm, cửa thông tắc
Cho dù hệ thống thoát nước được thiết kế tốt và thi công chuẩn thì vẫn không thể tránh khỏi nguy cơ bị tắc nghẽn. Do đó, việc bố trí các cửa thăm là cần thiết.
Các cửa thăm để thông tắc và làm sạch đường ống phải được bố trí hợp lý. Đó là:
- Tại nơi đường ống chính của tòa nhà thoát ra ngoài.
- Điểm giao nhau giữa đường ống đứng với đường ống ngang.
- Nơi đường ống chuyển hướng
- Trên mỗi đoạn đường ống dài tối đa 30m, phải có ít nhất 1 cửa thăm.
Tham khảo Hướng dẫn lựa chọn đường kính ống thoát nước chính xác

2. Những chú ý khi thi công hệ thống thoát nước công trình dân dụng
Đối với những công trình dân dụng. Cần chia đường ống thoát nước thành hai hệ thống riêng biệt. Đó là đường ống thoát nước mưa và đường ống thoát nước sinh hoạt.
Khi lắp đặt đường ống thoát nước mưa. Dựa vào tình trạng nguồn nước, có thể xem xét để đưa đường nước mưa vào nhà, lọc để sử dụng thay cho nước sinh hoạt. Nhưng với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, đa phần để chảy ra ngoài.
Cần lắp thêm đai ôm ống nước hoặc giá đỡ ống để hạn chế va chạm.
Nên sử dụng ống uPVC để làm đường ống thoát nước thải, và nên dùng keo chuyên dụng để kết nối các đoạn ống với nhau dễ dàng, chắc chắn hơn.

Ngoài ra, khi lắp đặt đường ống thoát nước, nên chọn đường cống thoát nước ngầm dưới lòng đất. Dùng keo chống thấm để giảm thiểu tình trạng đường ống bị rò rỉ, xuống cấp. Như vậy, sẽ hạn chế tối đa đường ống bị hư hỏng.
Đối với các công trình dân dụng, nên lắp đặt thêm ống thông khí cho đường ống nước thải. Bố trí các cửa thăm hợp lý để giúp thợ điện nước dễ dàng tiếp cận và sửa chữa đường ống khi có sự cố phát sinh.
Vicme vừa giới thiệu đến các bạn một số điểm cần chú ý khi thi công hệ thống thoát nước trong các công trình dân dụng. Thiết kế và lắp đặt chính xác sẽ giúp hạn chế những sự cố không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết thế nào là một hệ thống thoát nước tốt, để áp dụng vào công trình của mình. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 096.63.36.096 để được hỗ trợ.
Có thể bạn muốn tham khảo:
Cách chọn ống thoát nước từ A-Z ai cũng nên biết
Thi công hệ thống điện nước uy tín bảo hành 2 năm

