Giải pháp thông gió cho văn phòng làm việc phổ biến hiện nay
22/04/2021Hầu hết các tòa nhà văn phòng hiện nay đều sử dụng điều hòa để trao đổi nhiệt và làm mát không khí. Tuy nhiên, văn phòng là một không gian kín. Nếu chỉ dùng điều hòa mà không có hệ thống thông gió cấp khí tươi thì bầu không khí vẫn sẽ rất ngột ngạt và bí bách. Không những vậy, đây còn là môi trường lý tưởng cho những căn bệnh như cảm cúm dễ lây truyền hơn. Chính vì vậy, sử dụng các giải pháp thông gió cho văn phòng làm việc sẽ mang đến không gian thoáng đãng và sạch sẽ. Tạo môi trường làm việc lành mạnh cho người lao động.
Nội dung chính
1. Tại sao phải sử dụng giải pháp thông gió cho văn phòng làm việc
Đa số các văn phòng làm việc hiện nay được thiết kế mặt trước là kính, những mặt còn lại giáp với các văn phòng khác, hoặc những tòa nhà khác. Nên việc mở cửa sổ để đón gió tự nhiên là không thể. Nếu chỉ sử dụng mình điều hòa thì sẽ không đủ lượng khí tươi và oxy để mọi người hít thở. Tạo nên sự ngột ngạt, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc của nhân viên.

Một số người có suy nghĩ, điều hòa đã tạo ra hơi lạnh và liên tục luân chuyển rồi nên không cần thiết phải cấp gió tươi nữa. Mặt khác, vì sợ khi lắp đặt hệ thống thông gió sẽ làm giảm lượng khí lạnh trong phòng, gây hao tổn nhiều điện năng.
Tuy nhiên, khi sử dụng điều hòa trong phòng kín. Lượng không khí trong phòng chỉ tuần hoàn chứ không được làm mới. Vì vậy, lượng khí O2 sẽ ít dần đi, trong khi khí CO2 sẽ nhiều thêm do hoạt động hô hấp của con người. Do đó, để tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. Đồng thời làm giảm nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm trong môi trường điều hòa, cần phải lắp đặt hệ thống thông gió.
2. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thông gió
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Đối với điều hòa thì 1m² diện tích sàn tương ứng 600BTU. Lượng khí tươi cần cung cấp cho một người trưởng thành tối thiểu là 20m³/giờ/người.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể áp dụng một số tiêu chuẩn quốc tế như TV Singapore CP 130-1999, tiêu chuẩn AS của Úc, ASHRAE6-1981…

3. Một số hệ thống quạt thông gió cho văn phòng
3.1 Lắp hệ thống thông gió 1 line chỉ hút gió thải
Phương pháp này tạo ra áp suất âm trong phòng để hút gió từ khe cửa sổ và hành lang vào. Lượng gió được hút đi bao gồm cả khí CO2 và các khí thải trong phòng. Giúp làm sạch môi trường không khí. Khi lượng không khí bị hút đi sẽ làm giảm áp suất trong phòng. Không khí bên ngoài sẽ lọt qua các khe cửa và ô thoáng tràn vào phòng, bù lại lượng không khí đã mất.
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi văn phòng có nhiều cửa sổ và không giáp với những tòa nhà khác.

3.2 Lắp hệ thống thông gió 1 line chỉ cấp gió tươi
Văn phòng sẽ được lắp kết hợp quạt và kênh dẫn gió vào không gian điều hòa. Thông thường sẽ cấp vào hộp hồi của dàn lạnh. Hoặc cấp trực tiếp vào dàn lạnh cho máy âm trần. Phương án này gọi là phương án thông gió theo áp suất dương. Giúp cung cấp lượng khí tươi cần thiết, đồng thời đẩy một lượng lớn không khí (bao gồm cả khí thải) thoát ra ngoài qua khe cửa và khe thoáng. Mang lại bầu không khí trong lành, dễ chịu để mọi người hít thở.
3.3 Lắp hệ thống thông gió 2 line kết hợp dùng quạt
Phương pháp này sẽ đảm bảo được lượng gió đối lưu tốt nhất. Giúp kiểm soát được lượng không khí vào và ra tuần hoàn.
Hệ thống thông gió 2 line kết hợp dùng hệ thống thu hồi nhiệt HRV. Trong đó, hệ thống HRV có chức năng thông gió và thu hồi lượng nhiệt bị mất qua quá trình thông gió. Hạn chế tình trạng thay đổi nhiệt độ phòng do thông gió gây ra. Nhờ vậy, luôn duy trì được môi trường không khí chất lượng cao trong không gian văn phòng.

4. Các loại hệ thống thông gió cho văn phòng
Ở các văn phòng làm việc hoặc các tòa nhà hiện nay thường sử dụng những hệ thống thống như:
Hệ sử dụng ống dẫn gió mềm.
Hệ sử dụng ống dẫn gió tôn vuông.
Hệ sử dụng quạt thông gió trực tiếp.
Hệ sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn lắp đặt các giải pháp thông gió cho văn phòng làm việc. Hãy nhanh chóng liên hệ với Cơ điện Vicme qua hotline 096.63.36.096 để được các kỹ sư cơ điện hỗ trợ nhanh chóng.
Có thể bạn muốn biết:
Bật tắt bình nóng lạnh nên dùng công tắc hay dùng aptomat?
Dimmer là gì? Những ứng dụng của Dimmer trong cuộc sống
Những kiểu công tắc điện phổ biến hiện nay tại Việt Nam

