Thi công và bảo trì hệ thống cơ điện chuyên nghiệp uy tín tại Hà Nội
  • TRANG CHỦ
  • THI CÔNG ĐIỆN NƯỚC
    • Chống sét
  • HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ
    • VIDEO
    • BẢNG GIÁ DỊCH VỤ
  • SẢN PHẨM
    • Công tắc – ổ cắm DoBo (hình vuông)
    • Công tắc – ổ cắm DoBo (chữ nhật)
    • Công tắc – ổ cắm AC-DÉCOR
    • Công tắc – ổ cắm AC – RIVAL
    • Công tắc – ổ cắm AC – SLIMAX
    • Công tắc – ổ cắm Comet
    • Đèn chiếu sáng AC
    • Đèn chiếu sáng Comet
    • Ống luồn dây điện
    • Máy lọc nước
    • Thiết bị chống sét
  • TIN TỨC
    • Kinh nghiệm thi công, sửa chữa
    • Hệ thống cấp thoát nước
    • Hệ thống điện
    • Hệ thống chống sét
    • Hệ thống điện nhẹ
    • Năng lượng mặt trời
    • Hệ thống điều hòa
    • Hệ thống phòng cháy chữa cháy
    • Thông tin sản phẩm
    • Quy định và Chính sách
  • LIÊN HỆ
    • VỀ CHÚNG TÔI
  • TUYỂN DỤNG
096.63.36.096
Trang chủ > Tổng quan về hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Tổng quan về hệ thống phòng cháy, chữa cháy

05/09/2020

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy ngày càng hiện đại và được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, người dùng hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu về hệ thống này. Vậy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì? Hoạt động trên nguyên lý nào? Cấu tạo gồm các bộ phận nào, tác dụng, phân loại và đánh giá các đặc điểm nổi bật? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây. Baotricodien.vn đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống phòng cháy, chữa cháy.  

HE-THONG-PHONG-CHAY-CHUA-CHAY
Một góc hệ thống phòng cháy, chữa cháy nhà xưởng

Nội dung chính

  • 1. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy hoạt động như thế nào?
    • 1.1 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
    • 1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy
  • 2. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy có cấu tạo phức tạp
    • 2.1 Các bộ phận của hệ thống phòng cháy, chữa cháy
      • 2.1.1 Hệ thống phòng cháy
      • 2.1.2 Hệ thống chữa cháy
    • 2.2 Mối quan hệ giữa hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy
  • 3. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy và những tác dụng thiết thực
    • 3.1 Báo động sớm giúp sơ tán, hạn chế thiệt hại
    • 3.2 Dập tắt đám cháy nhanh chóng
    • 3.3 Điều kiện kinh doanh quan trọng
  • 4. Các loại hệ thống phòng cháy, chữa cháy
    • 4.1 Hệ thống phòng cháy (hệ thống báo cháy)
    • 4.2 Hệ thống chữa cháy
  • 5. Đánh giá những điểm nổi bật của hệ thống phòng cháy, chữa cháy
    • 5.1 Tính kĩ thuật phức tạp và phải đạt tiêu chuẩn
    • 5.2 Có hệ thống pháp lý nghiêm ngặt

1. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy hoạt động như thế nào?

1.1 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?

Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể nào về hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận biết hệ thống này thông qua các đặc điểm về ngoại hình như:

  • Có màu sơn đỏ đặc trưng;
  • Được bố trí trong các tòa nhà, công trình nhà xưởng,….nơi tập trung nhiều người và tài sản;
  • Thường có các chuông báo cháy và các ống dẫn nước/khí chứa áp suất; nối với nhau bằng các ống dẫn; tạo thành một mạng lưới trong toàn bộ khuôn viên được đảm bảo an toàn cháy, nổ.

1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Vì hệ thống phòng cháy, chữa cháy khá đa dạng với nhiều loại khác nhau; từng loại hệ thống lại có một nguyên lý hoạt động riêng.

Xem xét hệ thống này một cách tổng quan, nguyên lý hoạt động của nó bao gồm: kích hoạt báo động cháy khi nhận biết sự cháy; đưa chất chữa cháy phù hợp để nhanh chóng dập tắt đám cháy, hạn chế cháy lan.

Để xác định chất chữa cháy phù hợp, cần phải có sự nghiên cứu sơ lược về nguyên nhân hình thành sự cháy, cơ chế hình thành sự cháy. Từ đó xác định các chất cháy và nguồn nhiệt tạo nên đám cháy để có phương án chữa cháy phù hợp. Sử dụng chất chữa cháy và loại hình van xả để dập tắt đám cháy nhanh nhất; hạn chế cháy lan song vẫn đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí. Điều này phải được thực hiện trong quá trình thiết kế trước khi đưa vào lắp đặt, vận hành.

Đầu phun chữa cháy tự động

2. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy có cấu tạo phức tạp

2.1 Các bộ phận của hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Ngay từ tên gọi, chúng ta đã có thể hình dung ra được hệ thống này bao gồm hai phần: phòng cháy và chữa cháy.

2.1.1 Hệ thống phòng cháy

Hệ thống phòng cháy hay còn gọi là hệ thống báo cháy, là một loạt các thiết bị giúp phát hiện sớm dấu hiệu của sự cháy để có các biện pháp đối phó phù hợp.

Hệ thống báo cháy bao gồm các thiết bị tiếp nhận tín hiệu đầu vào như cảm biến ga, cảm biến nhiệt gia tăng, đầu báo khói,… Các thiết bị này truyền tín hiệu về trung tâm kiểm soát, từ đó xử lý và truyền tín hiệu đến thiết bị báo động đầu ra như chuông báo đông, đèn báo cháy.

2.1.2 Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy là một loạt các thiết bị có liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các đường dẫn tín hiệu và đường dẫn cơ học.

Hệ thống chữa cháy bao gồm khu vực chứa chất chữa cháy, các van xả, công tắc áp lực, máy đo áp suất, các đường ống dẫn chất chữa cháy, đầu xả chất chữa cháy ra ngoài. Một số hệ thống chữa cháy còn tích hợp đầu cảm biến cháy tại đầu xả chất chữa cháy.

2.2 Mối quan hệ giữa hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy

Thông thường trong một hệ thống, giữa hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy có một đường dẫn liên kết. Theo đó, hệ thống báo cháy nhận biết đám cháy, báo động cho người dùng biết và đồng thời kích hoạt hệ thống chữa cháy. Nguyên tắc này áp dụng với các loại hệ thống chữa cháy bằng khí; hệ thống chữa cháy xả tràn Drencher.

Song cũng có một số loại hệ thống chữa cháy như hệ thống Sprinkler không nối với hệ thống báo cháy. Hệ thống Spinkler dùng các đầu phun có gắn thiết bị cảm biến. Khi nhiệt độ gia tăng, cảm biến sẽ nhận tín hiệu và mở van xả. Sử dụng hệ thống chữa cháy như trên cần có một hệ thống báo cháy độc lập; giúp sơ tán người và tài sản nhanh trước khi đám cháy lan ra.

3. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy và những tác dụng thiết thực

Nhờ vào chức năng phòng cháy và chữa cháy, hệ thống này vô cùng hữu ích với những tác dụng sau đây:

3.1 Báo động sớm giúp sơ tán, hạn chế thiệt hại

Nhờ vào các cảm biến hoạt động vô cùng hiệu quả, hệ thống báo cháy nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu của sự cháy. Từ đó phát tín hiệu báo động giúp người sử dụng nhanh chóng sơ tán, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

HE-THONG-PHONG-CHAY-CHUA-CHAY-4
Hệ thống báo cháy giúp con người sơ tán nhanh chóng ra khỏi khu vực xảy ra cháy

3.2 Dập tắt đám cháy nhanh chóng

Nhờ vào cơ chế chữa cháy tự động, các chất chữa cháy nhanh chóng được đưa vào làm dập tắt đám cháy. Các nguyên lý chữa cháy thường được sử dụng như làm lạnh, lạnh ngạt, ngưng trệ phản ứng cháy,… . Theo hướng xả tràn, tạo tấm màng ngăn hoặc phun tia với số lượng lớn các đầu phun; làm cho nguồn nhiệt giảm xuống, triệt tiêu điều kiện xảy ra phản ứng cháy.

3.3 Điều kiện kinh doanh quan trọng

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình tòa nhà, nhà máy, xưởng sản xuất,…. là những đối tượng đặc biệt rất cần có các biện pháp phòng cháy, chữa cháy. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng mà các chủ doanh nghiệp; người quản lý phải nắm rõ trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị mình. Không bố trí biện pháp phòng cháy, chữa cháy còn bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

4. Các loại hệ thống phòng cháy, chữa cháy

4.1 Hệ thống phòng cháy (hệ thống báo cháy)

Hệ thống báo cháy bao gồm hai loại chính là báo cháy theo zone và báo cháy theo địa chỉ:

– Hệ thống báo cháy theo zone: phù hợp cho các không gian nhỏ.Khi xuất hiện dấu hiệu của đám cháy, các thiết bị cảm biến đầu vào sẽ truyền tín hiệu đến một chuông báo cháy; phát tín hiệu giúp người dùng nhanh chóng sơ tán và có biện pháp chữa cháy.

– Hệ thống báo cháy theo địa chỉ: phù hợp cho các không gian rộng lớn. Khi xuất hiện dấu hiệu của đám cháy, cảm biến tiếp nhận tín hiệu và truyền về trung tâm kiểm soát. Từ đây xử lý và truyền tín hiệu đến thiết bị báo động tại khu vực xuất hiện sự cháy đó. Nhờ đó giúp người dùng biết được cụ thể vị trí xuất hiện đám cháy, tập trung nguồn lực chữa cháy kịp thời.

HE-THONG-phong-chay-chua-chay
Thiết bị cảm biến tiếp nhận tín hiệu khói

4.2 Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy hiện nay có rất nhiều loại, trong đó chất chữa cháy chính được sử dụng là nước, khí và bọt foam.

– Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước: Các loại phổ biến thường hệ thống chữa cháy Sprinkler (vòi phun tia nước); hệ thống chữa cháy Drencher (xả tràn ngập); hệ thống chữa cháy vách tường,… Mỗi loại lại có một kiểu thiết kế và các thiết bị đi kèm tương ứng.

– Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí: Hệ thống chữa cháy bằng khí phân biệt với nhau bằng các chất khí lựa chọn như khí FM-200, CO2 và Nitrogen,…

– Hệ thống chữa cháy bằng bọt foam: xả theo chiều dọc; trực tiếp dập tắt đám cháy và đồng thời là tấm màng ngăn không để cháy lan. Bọt foam là hỗn hợp của hai chất: dung dịch Sun-phát nhôm Al2(SO4)3 và dung dịch Natri hydrocacbonat NaHCO3.

5. Đánh giá những điểm nổi bật của hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Đánh giá hệ thống này giúp bạn rút ra một số đặc điểm nổi bật của hệ thống này so với các loại hệ thống, thiết bị khác được lắp đặt bên trong công trình của bạn. Đồng thời, giúp bạn nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hệ thống này.

5.1 Tính kĩ thuật phức tạp và phải đạt tiêu chuẩn

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được sinh ra với nhiệm vụ giúp báo động, dập tắt đám cháy; hạn chế thiệt hại do sự cố cháy, nổ gây ra. Đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Do vậy, một hệ thống tiêu chuẩn phải được thiết kế tỉ mỉ căn cứ vào địa thế của công trình. Các thiết bị phải hoạt động tốt và chế tạo hoàn thiện; hệ thống sau lắp đặt phải trải qua quá trình nghiệm thu, vận hành và bảo trì thường xuyên.

Tất cả những công đoạn trên phải tuân thủ một quy trình; và từng giai đoạn đều có những tiêu chuẩn tương ứng.

5.2 Có hệ thống pháp lý nghiêm ngặt

Những sự cố do cháy, nổ gây ra mang đến những hậu quả nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng con người cũng như thiệt hại tài sản; khiến nhiều gia đình tan vỡ, nhiều doanh nghiệp lao đao, phá sản,… Vì thế hệ thống pháp lý tại Việt Nam hiện quy định rất cụ thể các nội dung về phòng cháy, chữa cháy qua các văn bản pháp lý; điển hình là Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh; ban quản lý các tòa nhà; trung tâm thương mại nếu không đáp ứng các quy định về phòng, chống cháy nổ sẽ không được đưa vào hoạt động. Đó cũng là những hành vi vi phạm pháp luật nếu cố tình lờ đi và không chấp hành.

Như vậy, bằng những kiến thức hữu ích, bài viết trên đã đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan về hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng các tòa nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh,.. hãy có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các nội dung liên quan đến hệ thống này; từ đó lựa chọn và lắp đặt cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của mình. Đó là biện pháp đảm bảo an toàn cháy, nổ tối ưu; tạo ra một không gian an toàn và thoải mái cho bạn tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và không ngừng vươn xa.

Tìm hiểu thêm về thi công hệ thống điện nước tại đây

0 0 votes
Article Rating
Summary
Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Cái nhìn tổng quan về hệ thống PCCC
Article Name
Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Cái nhìn tổng quan về hệ thống PCCC
Description
Tổng quan về hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho bạn cái nhìn cận cảnh về cấu tạo, hoạt động, phân loại của hệ thống này và hơn thế nữa...
Author
Nguyễn Nhật Anh
Publisher Name
Công ty CP đầu tư xây dựng cơ điện Việt Nam
Publisher Logo
Công ty CP đầu tư xây dựng cơ điện Việt Nam
Subscribe
Notify of
guest
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Tin mới
  • Phân biệt các loại công tắc 1 cực, công tắc 2 cực, công tắc đảo chiều ( 20/04/2021 )
  • Ứng dụng của công tắc đảo chiều, sơ đồ lắp đặt công tắc đảo chiều ( 09/04/2021 )
  • Bật tắt bình nóng lạnh nên dùng công tắc hay dùng aptomat? ( 05/04/2021 )
  • Dimmer là gì? Những ứng dụng của Dimmer trong cuộc sống ( 01/04/2021 )
  • Những kiểu công tắc điện phổ biến hiện nay tại Việt Nam ( 27/03/2021 )
Danh mục sản phẩm
  • Công tắc – ổ cắm DoBo (hình vuông)
  • Công tắc – ổ cắm DoBo (chữ nhật)
  • Ống luồn dây điện
  • Công tắc – ổ cắm AC-DÉCOR
  • Công tắc – ổ cắm AC – RIVAL
  • Công tắc – ổ cắm AC – SLIMAX
  • Công tắc – ổ cắm Comet
  • Đèn chiếu sáng AC
  • Đèn chiếu sáng Comet
  • Thiết bị chống sét
  • Máy lọc nước
Danh mục dịch vụ
  • Thiết kế và thi công điện nước
  • Bảng giá dịch vụ
Tin mới

Phân biệt các loại công tắc 1 cực, công tắc 2 cực, công tắc đảo chiều

20/04/2021

Ứng dụng của công tắc đảo chiều, sơ đồ lắp đặt công tắc đảo chiều

09/04/2021

Bật tắt bình nóng lạnh nên dùng công tắc hay dùng aptomat?

05/04/2021

Dimmer là gì? Những ứng dụng của Dimmer trong cuộc sống

01/04/2021

Những kiểu công tắc điện phổ biến hiện nay tại Việt Nam

27/03/2021

Ổ cắm 3 chấu là gì? Ưu và nhược điểm của ổ cắm 3 chấu bạn nên biết

23/03/2021

Những thông số cần lưu ý khi lựa chọn ổ cắm điện cho công trình

18/03/2021

Ổ cắm 2 chấu và ổ cắm 3 chấu khác nhau thế nào?

14/03/2021

Ổ cắm mạng là gì? Ứng dụng của ổ cắm mạng

10/03/2021

Ổ cắm 2 chấu là gì? Ưu và nhược điểm của ổ cắm 2 chấu

06/03/2021
Gửi thông tin

    • Tầng 10 tòa nhà CT1-1 khu đô thị Mễ Trì Hạ- quận Nam Từ Liêm Hà Nội
    • 096.63.36.096
    • baotri.vicme@gmail.com
    Dịch vụ của chúng tôi
    • Trang chủ
    • Dịch vụ bảo trì 24/7
    • Bảng giá dịch vụ
    • Hướng dẫn bảo trì

    DMCA.com Protection Status

    Về chúng tôi
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
    Liên kết
    • Trang chủ
    • VỀ CHÚNG TÔI
    • BẢNG GIÁ DỊCH VỤ
    • DỊCH VỤ BẢO TRÌ 24/7
    • Tin mới
    • TUYỂN DỤNG
    Copyright 2020 © VICME,. JSC ĐKKD số 0107778522 do Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 27/03/2017
    wpDiscuz