Những điều cần biết về bộ hòa lưới điện năng lượng mặt trời
06/10/2020Bộ hòa lưới điện mặt trời trực tiếp là bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống điện năng lượng mặt trời. Thiết bị này có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện một chiều DC thành điện xoay chiều 220VAC. Vậy bộ hòa lưới điện mặt trời là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc.
Nội dung chính
1. Giới thiệu về bộ hòa lưới điện mặt trời
Khi các tấm pin năng lượng mặt trời tiếp nhận ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thành dòng điện một chiều. Dòng điện này sẽ được chuyển trực tiếp xuống bộ chuyển đổi điện hòa lưới (inverter hòa lưới). Tại đây, dòng điện một chiều chuyển thành dòng điện xoay chiều, và cung cấp nguồn điện cho các tải tiêu thụ.

Bộ hòa lưới điện mặt trời giúp chuyển đổi toàn bộ năng lượng thu được từ pin mặt trời, tối ưu hóa nguồn điện và cung cấp điện cho các mục đích sinh hoạt. Hệ thống inverter còn có chế độ tự tìm và đồng bộ pha để kết nối điện mặt trời và điện lưới làm một.
2. Nguyên lý hoạt động inverter hòa lưới
Khi tấm pin mặt trời chuyển đổi từ quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện một chiều, bộ hòa lưới sẽ chuyển dòng điện một chiều thành điện xoay chiều. Sau khi dòng điện đã cùng pha và cùng tần số sẽ tự động hòa vào nguồn điện lưới.

Trong quá trình sử dụng điện mặt trời hòa lưới sẽ có 3 trường hợp sau:
- Khi nguồn điện mặt trời tạo ra bằng lượng điện tiêu thu của các tải. Lúc này, tải sẽ tiêu thụ 100% từ điện năng lượng mặt trời.
- Khi nguồn điện mặt trời tạo ra nhỏ hơn tải tiêu thụ. Hệ thống sẽ tự động lấy thêm điện từ điện lưới để cung cấp đủ cho các tải tiêu thụ
- Khi nguồn điện mặt trời tạo ra lớn hơn các tải tiêu thụ, thì lượng điện dư thừa sẽ được trả vào điện lưới. Nhà nước sẽ mua lại số điện này và hòa vào điện lưới quốc gia.
3. Các loại bộ inverter hòa lưới
3.1 Bộ hòa lưới có lưu trữ
Khi những tấm pin mặt trời hoạt động và tạo ra năng lượng, thì sẽ được ưu tiên nạp đầy ắc quy dự trữ. Sau đó mới hòa vào điện lưới và cung cấp điện bình thường.
Như vậy, khi mất điện lưới, tất cả các tải điện sẽ chuyển sang sử dụng nguồn điện từ ắc quy. Lúc này, hệ thống điện mặt trời sẽ cung cấp điện để sạc ắc quy tạo ra nguồn điện liên tục. Khi có điện trở lại, hệ thống điện mặt trời sẽ sạc đầy ắc quy và hòa vào lưới điện bình thường.

3.2 Bộ hòa lưới không có lưu trữ
Bộ hòa lưới không có lưu trữ sẽ không có hệ thống ắc quy đi kèm. Khi các tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra nguồn điện dư thừa, nó sẽ chuyển thẳng vào điện lưới mà không được lưu trữ. Vì vậy, khi điện lưới bị cắt, hệ thống sẽ ngừng cung cấp điện cho các tải.
4. Nên sử dụng inverter hòa lưới khi nào?
Hệ thống điện mặt trời thích hợp với những nơi sử dụng điện nhiều vào ban ngày, công suất điện tiêu thụ lớn. Các văn phòng, tòa nhà, nhà xưởng, nhà máy, trường học, bệnh viện,…nên sử dụng điện năng lượng mặt trời.
Độ lớn của hệ thống có thể từ vài kW đến hàng MW. 1Kw công suất điện mặt trời cần 8-10m2 diện tích lắp đặt tấm pin mặt trời. Bạn lắp đặt hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1 kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn sẽ càng nhanh, hiệu quả kinh tế càng cao.
Hiện nay, có rất nhiều bộ hòa lưới có công suất khác nhau để phù hợp với nhu cầu của hộ gia đình và doanh nghiệp như inverter hòa lưới 500w, 2KW, 3KW, 5KW,..

Baotricodien.vn vừa giới thiệu đến các bạn thông tin về bộ hòa lưới điện mặt trời. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn đã hiểu bộ hòa lưới điện mặt trời gì? Nguyên lý làm việc và chức năng của nó trong hệ thống điện mặt trời. Từ đó giúp bạn chọn được bộ hòa lưới phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Tham khảo thêm:
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Tấm pin năng lượng mặt trời, cấu tạo và đặc điểm nổi bật

