Những nội dung trong thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy
01/10/2020Trước khi đưa một hệ thống phòng cháy, chữa cháy vào vận hành tại công trình, chủ đầu tư phải thực hiện rất nhiều công đoạn. Trong đó, thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một hoạt động bắt buộc; là nền tảng để đưa hệ thống này vào quá trình sử dụng lâu dài, hiệu quả; mang lại lợi ích kinh tế cho cơ quan, đơn vị của bạn. Vậy những nội dung khi thiết kế một hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây.

Nội dung chính
1. Tại sao cần thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy?
Xuất phát từ những nguy cơ cháy, nổ luôn rình rập xung quanh ta; công tác phòng cháy, chữa cháy luôn phải được chú trọng, quan tâm và đầu tư đúng mức. Theo đó, tại một số công trình có mức độ nguy hiểm cháy, nổ cao; lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một yêu cầu bắt buộc.
Đối với việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại các công trình; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tại nước ta hiện nay quy định rất rõ về các yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu thiết kế hệ thống sao cho tương thích với đặc điểm riêng của từng công trình; cũng như phù hợp với từng loại hình hệ thống phòng cháy, chữa cháy được lựa chọn sử dụng.
Vì những lí do đó, thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy không chỉ là một việc làm bắt buộc mà còn thực sự rất quan trọng; để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy; tăng độ bền và khả năng ứng phó kịp thời trước các sự cố cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
2. Xác định tiêu chuẩn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Đây là bước chuẩn bị quan trọng trước khi tiến hành bắt tay vào việc thiết kế hệ thống . Với khá nhiều các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, có thể chia làm hai nhóm như sau:
2.1. Nhóm tiêu chuẩn chung cho công việc thiết kế
– TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
Đây là tiêu chuẩn chung nhất và bắt buộc cho các loại công trình. Theo đó đối với các công trình khác nhau, có những loại tiêu chuẩn riêng; thì sử dụng kết hợp thêm các nội dung trong các tiêu chuẩn đó.
– TCVN 3991 : 2012 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng – Thuật ngữ – Định nghĩa.
– TCVN 4879 : 1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn.
– TCVN 5303 : 1990 An toàn cháy – Thuật ngữ và định nghĩa.
– TCVN 4878 : 2009 (ISO 3941 : 2007) – Phân loại cháy.
– TCVN 5040 : 1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy – Yêu cầu kĩ thuật.
– TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 4756 : 1989 Quy phạm về nối đất và nối không thiết bị điện.
– TCVN 5760 : 1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
– TCVN 6379 : 1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kĩ thuật.
2.2. Nhóm tiêu chuẩn riêng cho các công trình đặc thù.
– TCVN 48 – 1996 Phòng cháy, chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung.
– TCVN 4317 : 1986 Nhà kho – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
– TCVN 5065 : 1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 5684 : 2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung.
– TCVN 5738 : 2001 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
– TCVN 6160 : 1996 Phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
– TCVN 6101 : 1990 (ISO 6183 : 1990) – Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit.
– TCVN 6161 : 1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế.
– TCVN 6350 – 10 : 2013 (ISO 6182 – 10 : 2013) Phòng cháy và chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động.
– TCVN 7336 : 2003 Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

cho việc lắp đặt, vận hành
3. Những yêu cầu đối với thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
3.1. Đối với người thiết kế
Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một công việc phức tạp, có tính kĩ thuật cao. Vì thế yêu cầu đặt ra đối với người thiết kế đó là có chuyên môn về lĩnh vực; thực sự am hiểu thị trường và các quy định của pháp luật về hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
3.2. Công cụ thực hiện
Vì đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ cao, việc thiết kế hệ thống thường được tiến hành trên các phần mềm thiết kế 2D, 3D chuyên dùng cho ngành xây dựng như Revit, AutoCAD,…
3.3. Nội dung bản vẽ
Trong các bản vẽ đạt tiêu chuẩn phải thể hiện được một số nội dung như:
– Các thiết bị chuyên dùng: đường ống, phụ kiện, máy bơm, van, đồng hồ đo áp suất,…
– Cấu trúc lắp đặt các đường ống trong các tầng của tòa nhà.
– Cấu trúc lắp đặt tầng hầm; thường cũng là nơi chứa đựng trung tâm hệ thống và dự trữ nguồn chất chữa cháy,….
Bằng các thông tin hữu ích, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ một số tiêu chuẩn và yêu cầu trong việc thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Từ đó, trở thành những lưu ý quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế một hệ thống phù hợp với nhu cầu của riêng bạn. Tìm hiểu thêm về hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại baotricodien.vn.

