Tiêu chuẩn và quy trình đo điện trở đất chính xác nhất
22/09/2020Đo điện trở đất hay còn gọi là đo điện trở tiếp địa là công việc vô cùng quan trọng trong thi công hệ thống chống sét. Đây là biện pháp giúp kiểm tra khả năng phóng – truyền điện (sét) của hệ thống. Hệ thống tiếp địa chỉ hoạt động tốt khi điện trở nối đất đảm bảo theo yêu cầu. Cụ thể ra sao, mời các bạn theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.
Nội dung chính
1. Tiêu chuẩn đo điện trở đất
Nhiều người đã từng nghe về công việc đo điện trở đất chống sét, tuy nhiên tiêu chuẩn đo lường cụ thể được áp dụng trong quy trình này thế nào thì không phải ai cũng biết. Hiện nay, đo điện trở đất áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất vỡ nối không các thiết bị điện.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V, một chiều có điện áp lớn hơn 110V và quy định những yêu cầu đối với nối đất và nối không.

2. Các bước thực hiện đo điện trở nối đất
Dưới đây là cách đo điện trở đất đơn giản và thông dụng nhất. Bạn nên sử dụng các loại máy đo thường dùng trong công trình xây dựng để đạt độ chính xác cao.
2.1 Kiểm tra điện áp PIN
Bạn cần thực hiện kiểm tra điện áp PIN của thiết bị đo để đảm bảo máy hoạt động tốt, cho kết quả chính xác.
- Xoay công tắc tới vị trí “BATT.CHECK”
- Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
- Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT.GOOD”, nếu không cần thay Pin mới ngay.

2.2 Đấu nối các dây nối
- Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5-10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5-10m.
- Dây màu xanh dài 5m kẹp vào điểm đo.
- Dây màu vàng dài 10m, dây màu đỏ dài 20m lần lượt kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
2.3 Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra
- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.
- Để kết quả đo chính xác nhất thì điện áp đất không được vượt quá 10V.
2.4 Kiểm tra điện trở đất
- Đầu tiên cần bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
- Nếu điện trở quá cao vượt mức 1200Ω thì đèn OK sẽ không sáng. Điều đó đồng nghĩa với ta phải kiểm tra lại các đầu đấu nối.
- Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch “0”, khi đó ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc 1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ dàng đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.
- Kết quả đo đạt yêu cầu TCCSVN là < 10Ω hoặc thấp hơn nữa tùy theo yêu cầu của mỗi công trình.

3. Cách để làm giảm điện trở nối đất
Điện trở của hệ thống tiếp địa bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: chiều dài của cọc tiếp địa, đường kính của cọc, số lượng cọc và cách thiết kế hệ thống. Để làm giảm điện trở nối đất, ta có những phương pháp dưới đây:
3.1 Tăng chiều dài của cọc tiếp địa
Cắm cọc sâu xuống lòng đất là một cách hiệu quả để hạ thấp điện trở. Mức điện trở có thể giảm tới 40% nếu tăng gấp đôi chiều dài của cọc tiếp địa. Tuy nhiên, biện pháp này không nên áp dụng ở những khu vực có nhiều đá sỏi. Ta có thể thay thế phương pháp nối đất bằng cột xi măng.

3.2 Tăng đường kính cọc tiếp địa
Tăng đường ính của cọc cũng là một cách để giảm điện trở đất, tuy nhiên ít khi được sử dụng vì hiệu quả không cao. Để giảm 10% điện trở, bạn cần tăng gấp đôi đường kính của cọc, như vậy sẽ rất tốn kém.
3.3 Tăng số lượng cọc nối đất
Sử dụng nhiều cọc tiếp địa và kết nối song song với nhau là một phương pháp hạ điện trở nối đất hiệu quả. Để các cọc có thể hỗ trợ qua lại tốt, khoảng cách của các cọc bổ sung ít nhất phải bằng độ sâu của thanh truyền động. Nếu khoảng cách không thích hợp thì sẽ không có hiệu quả.
3.4 Thiết kế hệ thống nối đất khác nhau
Các hệ thống nối đất phức tạp gồm nhiều cọc tiếp địa, dạng kết nối, mạng lưới, tấm mặt đất sẽ giúp làm giảm điện trở nối đất hiệu quả
Baotricodien.vn vừa giới thiệu đến các bạn tiêu chuẩn và quy trình đo điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc này và có thể tự thực hiện khi cần.
=> Tham khảo Quy trình hàn hóa nhiệt Tại đây

