Tìm hiểu về hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong công trình dân dụng
07/09/2020Hệ thống phòng cháy, chữa cháy ngay từ tên gọi đã phản ánh những tác dụng mà nó đem lại đối với các sự cố về cháy trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Thế nhưng ngoài mục đích để phòng cháy và chữa cháy; hệ thống này còn có những đặc điểm nổi bật gì? Hãy cùng tìm hiểu về hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong công trình dân dụng để có câu trả lời.

Nội dung chính
1. Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy là sự kết hợp của nhiều loại thiết bị; giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của sự cháy; đồng thời ngăn chặn đám cháy nhanh chóng; giúp hạn chế tối đa thiệt hại về người và của do đám cháy gây ra.
Hiểu một cách đơn giản: nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy chính là nhận biết sự cháy; và xuất hiện những phản hồi để ngăn chặn đám cháy xuất hiện.
2. Tìm hiểu về các bộ phận cấu thành hệ thống phòng cháy, chữa cháy
2.1. Tìm hiểu về các phần trong hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Hệ thống phòng cháy
Hệ thống phòng cháy chính là tổng hợp của các thiết bị giúp phát hiện sớm các tín hiệu của đám cháy; hay còn gọi là hệ thống báo cháy. Hệ thống này thường bao gồm hai loại: báo cháy theo khu vực (zone) và báo cháy theo địa chỉ.
Hệ thống báo cháy có một chuỗi các cảm biến rất nhạy trước các dấu hiệu của sự cháy; thông qua khói, nhiệt độ và ngọn lửa. Sau khi nhận biết được dấu hiệu của đám cháy, thiết bị này sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu đến trung tâm kiểm soát để phát loa báo động. Trung tâm kiểm soát tiến hành xử lý, và truyền đến thiết bị báo động cháy tại khu vực xảy ra cháy.

Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy khá đa dạng. Mỗi loại lại có một nguyên lý hoạt động khác nhau trên cơ sở nhận biết sự cháy; tự động mở van xả chất chữa cháy dập lửa kịp thời.
Lấy ví dụ về hệ thống Sprinkler đường ống ướt: việc xuất hiện sự cháy làm gia tăng nhiệt độ lên vòi phun; khiến thiết bị này tự động xịt nước lên toàn bộ vùng không gian; nhanh chóng giúp dập lửa, trừ các trường hợp cháy do các nguyên nhân cháy kị nước.
Ngoài ra còn có hệ thống chữa cháy vách tường; hệ thống chữa cháy màng ngăn nước; hệ thống bình chữa cháy chứa khí trơ; CO2 hóa lỏng được bố trí ở vị trí khoa học trong các tòa nhà, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất,…. Các hệ thống phòng cháy, chữa cháy đa dạng giúp ngăn chặn các đám cháy do nhiều loại chất cháy khác nhau gây ra.
2.3. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy
Thông thường, hệ thống báo cháy ngoài công dụng báo động cháy sẽ kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động; giúp nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Song đối với một số loại hệ thống chữa cháy như Sprinkler, thiết bị cảm biến gắn ở đầu xả sẽ giúp mở van xả chất chữa cháy khi cảm nhận được nhiệt độ tăng.
Do vậy trong trường hợp này cần phải thiết kế một hệ thống báo cháy riêng; giúp người dùng nhanh chóng biết về sự cố cháy và chủ động sơ tán.
3. Tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của hệ thống phòng cháy chữa cháy
3.1. Có tính kĩ thuật phức tạp
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được nghiên cứu, thiết kế và lắp đặt với cấu tạo ngày càng hiện đại; không ngừng nâng cao khả năng báo động và dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng; thời gian ngày càng rút ngắn giúp hạn chế tình trạng cháy lan.
Cơ chế hình thành sự cháy, chất cháy, nguồn nhiệt; các chất chữa cháy phù hợp đã được phân tích rất cụ thể tại bài viết “Cách hệ thống phòng cháy, chữa cháy giúp bạn dập tắt đám cháy”. Thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ được cách hệ thống phòng cháy, chữa cháy làm việc. Đó là lí do vì sao các hệ thống phòng cháy, chữa cháy luôn có tính kĩ thuật phức tạp và hết sức hiện đại.
Ngoài ra, để rút ngắn thời gian từ lúc phát hiện đám cháy đến thực hiện các biện pháp chữa cháy; các hệ thống phòng cháy, chữa cháy ngày nay có xu hướng hiện đại hóa; liên kết các bộ phận thông qua một hệ thống tín hiệu. Theo đó, đám cháy kích hoạt hệ thống chữa cháy làm thay đổi áp suất trong đường dẫn; tác động lên máy bơm; đưa nước qua các van và xả ra ngoài theo loại đầu xả tương ứng.

3.2 Do chuyên viên thực hiện
Cũng vì tính kĩ thuật phức tạp mà việc thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy phải trải qua một quá trình nghiêm ngặt với những tiêu chuẩn khắt khe. Người thực hiện công việc tư vấn, thiết kế, lắp đặt, vận hành hệ thống phải là những người có chuyên môn và được pháp luật cấp phép tiến hành các hoạt động này.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy cũng là những thiết bị đặc biệt; phải được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; có giá thành không nhỏ và phải được lắp đặt đúng cách và phù hợp nhất với địa hình của công trình.

3.3. Quy định pháp luật chặt chẽ
An toàn cháy, nổ là một trong những vấn đề về an ninh, trật tự mà pháp luật Việt Nam hết sức quan tâm. Xuất phát từ vụ cháy năm 2002 tại vũ trường Blue, trên tầng 2 tòa nhà ITC; đã cướp đi sinh mạng của 60 người và gây thiệt hại gần 40 tỉ đồng. Những con số thương tâm réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề phòng cháy, chữa cháy còn hết sức mơ hồ vào thời điểm đó.
Từ đây, các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trở nên chặt chẽ hơn. Mỗi cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội đều không thể bỏ qua công tác phòng cháy, chữa cháy. Do đó, bố trí hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho các khu vực có diện tích lớn, tập trung nhiều người và tài sản là cách làm phù hợp để đảm bảo an toàn cháy, nổ cũng như đáp ứng các tiêu chí pháp lý trong quá trình hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp.
Như vậy, tìm hiểu về hệ thống phòng cháy, chữa cháy đã giúp bạn hiểu được phần nào về các bộ phận; cách hệ thống này dập tắt đám cháy cũng như những đặc điểm nổi bật. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về hệ thống phòng cháy, chữa cháy qua bài viết “Tổng quan về hệ thống phòng cháy, chữa cháy“. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn vạch ra các chiến lược về tài chính, hoạt động; gắn liền với công tác đảm bảo an toàn cháy và hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

