Bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy tiêu chuẩn
27/09/2020Bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một phần cực kì quan trọng trong việc trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho cơ quan, đơn vị,… Dựa bản vẽ này, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống; đảm bảo cho hệ thống phát huy hiệu quả cao nhất khi sự cố cháy xảy ra. Vậy cần làm gì để có một bản vẽ tiêu chuẩn? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau.

Nội dung chính
1. Bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
1.1. Bản vẽ là gì?
Bản vẽ là kết quả của quá trình quan sát, khảo sát, thiết kế; dựa trên các đặc điểm riêng biệt của công trình; giúp mang đến những giải pháp ứng phó kịp thời với sự cố cháy trong tổng thể khuôn viên được bố trí, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Bản vẽ được thiết kế dựa trên cấu trúc tòa nhà và các tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cho các loại công trình; cũng như tương ứng với các loại hệ thống phòng cháy, chữa cháy được lựa chọn.
1.2. Mục đích của bản vẽ
Mục đích của bản vẽ là cụ thể hóa những nguyên lý hoạt động và các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy đối với từng loại công trình thành các thiết kế phù hợp. Căn cứ vào đó, đơn vị thi công tiến hành lắp đặt các bộ phận của hệ thống tương ứng theo bản vẽ; đảm bảo hệ thống được lắp đặt chuẩn và hoạt động trơn tru, hiệu quả.
2. Nội dung bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Bản vẽ được thiết kế dưới dạng sơ đồ. Trong đó có các kí hiệu và chú thích; giúp người xem hiểu được các bộ phận bên trong mạng lưới và hình dung ra một số nguyên lý hoạt động đơn giản; thông qua các đường mũi tên, đường nối giữa các phần trong hệ thống trên sơ đồ.
Bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa cháy thường bao gồm các phần sau:
2.1. Hệ thống báo cháy
Trong hệ thống báo cháy thường có: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện. Tùy theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn có các bộ phận khác như tín hiệu truyền tín hiệu báo cháy; bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.
Hệ thống báo cháy tự động còn được kết nối với các bộ phận khác như: bộ phận hút khói, điều khiển thông gió tầng hầm, ngắt điện và máy phát điện dự phòng khi chữa cháy.

2.2. Hệ thống chữa cháy
Các hệ thống chữa cháy trong một công trình lớn thường là sự kết hợp của các loại hệ thống chữa cháy khác nhau; với nguyên lý hoạt động và phương pháp chữa cháy khác nhau; phù hợp với tính chất khu vực, loại tài sản chứa đựng tại khu vực đó.
Các hệ thống chữa cháy này có thể bao gồm:
– Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler (vòi phun tia nước).
– Hệ thống chữa cháy tự động Drencher (xả tràn ngập, hay còn gọi là màn ngăn nước chống cháy lan).
– Hệ thống chữa cháy Pyrogen (chữa cháy tự động trạm điện và máy phát điện).
– Hệ thống chữa cháy vách tường.
– Các bình chữa cháy chứa khí, bọt chữa cháy cầm tay, có di động, linh hoạt.
Ngoài ra, hệ thống chữa cháy còn bao gồm các họng nước; cung cấp nước cho hệ thống chữa cháy.
Bên cạnh hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy là hai phần chính; bản vẽ còn có thể bao gồm chỉ dẫn sơ đồ thoát nạn; thiết bị ngăn cháy, chống khói như cửa ngăn cháy, van ngăn cháy.

3. Yêu cầu đối với bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy có tính kĩ thuật cao. Do vậy, cần có một số yêu cầu đối với bản vẽ này như sau:
3.1. Do đơn vị thiết kế được cấp phép hoạt động tiến hành
Bản vẽ phải được thực hiện bởi đơn vị thiết kế được cấp phép hoạt động. Giấy phép hoạt động của các đơn vị tư vấn thiết kế; lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy phải cơ quan có thẩm quyền cấp; dựa trên các yêu cầu về tính chuyên môn, kinh nghiệm, bằng cấp, chứng chỉ,..; đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.2. Tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Pháp luật Việt Nam hiện hành ban hành rất nhiều bộ tiêu chuẩn và các quy định khác nhau; liên quan đến hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Trong đó quy định rất rõ về việc thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Chính vì vậy, để cho ra đời bản vẽ này; đơn vị thiết kế cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này.
Ngoài ra, cũng theo quy định của pháp luật, các bản vẽ sau khi được thiết kế phải được thẩm duyệt bởi các cơ quan chức năng. Sau khi được thẩm duyệt xong, bản vẽ mới được xem là một bản vẽ đạt yêu cầu. Từ đó bắt tay vào thực hiện công việc lắp đặt hệ thống.
Bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc lắp đặt, vận hành sử dụng hệ thống phòng cháy, chữa cháy sau này. Vì nó có khả năng quyết định hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống về lâu về dài. Nắm vững điều này; hãy lựa chọn cho công trình của bạn đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ thật sự chuyên nghiệp; để đây xứng đáng là một khoản đầu tư thông minh cho cơ quan, đơn vị của bạn.

