Hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà tuân thủ quy định nào?
23/09/2020Tòa nhà là một công trình quy mô lớn, có độ cao với thiết kế các tầng xếp chồng. Do vậy, thiệt hại khi có cháy xảy ra là vô cùng nghiêm trọng. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ con người và tài sản trước các nguy cơ cháy, nổ. Chính vì thế, việc thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà là một việc làm đòi hỏi sự tính toán cẩn thận và tỉ mỉ; đồng thời cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.

Nội dung chính
1. Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà
1.1. Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
Thiết kế là phác thảo sơ đồ hệ thống phòng cháy, chữa cháy với các thiết bị, đường dẫn,… Sao cho khi có cháy xảy ra, hệ thống này sẽ nhanh chóng được kích hoạt và phun chất chữa cháy; làm dập tắt ngọn lửa kịp thời; không để cháy lan, tăng quy mô đám cháy.
Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà phải bám sát thiết kế công trình. Đối với những công trình phức tạp, sử dụng nhiều hệ thống phòng cháy, chữa cháy kết hợp; thì việc thiết kế sẽ giúp bố trí các loại hệ thống ở đúng khu vực mà nó hoạt động hiệu quả nhất. Như hệ thống chữa cháy bằng khí sử dụng cho: phòng máy chủ, thư viện, phòng lưu sổ sách; hệ thống chữa cháy vách tường bố trí dọc hành lang; các bình chữa cháy bằng tay được đặt ở vị trí thuận tiện.
1.2. Lưu ý khi thiết kế hệ thống
Sau khi đã có bản thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy; việc lắp đặt sẽ được tiến hành thuận lợi hơn; đảm bảo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật. Việc thiết kế phải được thực hiện bởi đơn vị tư vấn thiết kế đủ năng lực. Đồng thời thiết kế hệ thống phải được thẩm duyệt trước khi đi vào lắp đặt.
2. Các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà
2.1. Các quy định về hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Tòa nhà nói chung rất đa dạng với nhiều loại độ cao khác nhau; song điểm chung là nó thuộc vào loại hình cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ cao; cần phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; quy định tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó các tòa nhà phải có thực hiện những quy định bắt buộc sau:
2.1.1. Quy định về trang, thiết bị
-. Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
– Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
– Có hệ thống giao thông, cấp nước thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình.
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
2.1.2. Quy định về con người
– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sang chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
2.2. Tiêu chuẩn về hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Ngoài các quy định trên, hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà còn phải đáp ứng: Quy chuẩn Việt Nam số 2622:1995 về phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.

3. Lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà
Sau khi đã tiến hành thiết kế hệ thống và được thẩm duyệt, việc tiếp theo chính là lắp đặt hệ thống.
Lắp đặt là quá trình hiện thực hóa bản vẽ thiết kế, quyết định khả năng phát huy tính khoa học, thông minh của bản vẽ thiết kế. Cũng giống như khâu thiết kế; việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy phải do đơn vị có chuyên môn thực hiện.
Sau khi lắp đặt hệ thống, việc kiểm tra không nên chỉ tiến hành thông qua các thông số kĩ thuật; mà còn phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá mức độ hiệu quả. Đó còn là quá trình nghiệm thu bắt buộc; do cơ quan chức năng thẩm duyệt thiết kế thực hiện.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hình dung rõ hơn các phần việc cần phải làm để có một hệ thống phòng cháy, chữa cháy hoàn chỉnh trong các tòa nhà. Vì vậy trước khi bắt tay vào thực hiện cho công trình của mình; hãy liên hệ với đơn vị có chuyên môn, được cấp phép cung cấp dịch vụ phòng cháy, chữa cháy; để được tư vấn, thiết kế và lắp đặt một cách chuyên nghiệp và đúng pháp luật.

