Hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà có bắt buộc không?
21/09/2020Hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà với màu sơn đỏ đặc trưng đã quá quen thuộc với mỗi người trong chúng ta. Và hệ thống này có thể được tìm thấy ở gần như tất cả các tòa nhà trên thế giới hiện nay. Vậy nguyên do là gì? Hệ thống này có phải là một yếu tố bắt buộc? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu về những nguy cơ cháy, nổ trong tòa nhà; hậu quả thiệt hại cũng như sự cần thiết của hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà.

Nội dung chính
1. Sự cần thiết của hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà
1.1. Nguy cơ cháy, nổ trong tòa nhà
Tòa nhà là các công trình xây dựng cao tầng, nhiều phòng ốc và các khu vực chuyên biệt. Tòa nhà nói chung được xây dựng lên với nhiều mục đích, thực hiện nhiều chức năng khác nhau: tòa nhà làm việc, tòa nhà chung cư, tòa nhà trường học,… Một số công trình lớn còn có sự kết hợp của tất cả các chức năng trên.
1.1.1. Cháy do sự cố chập điện
Hệ thống đường dẫn điện và các thiết bị điện tử là những yếu tố không thể thiếu đươc trong tòa nhà. Công nghệ xây dựng phát triển ngày càng nâng cao chất lượng của việc lắp đặt mạng lưới điện trong tòa nhà. Thế nhưng với nhiều công trình đã xây dựng từ lâu, đây là một vấn đề đáng quan ngại. Vì mạng điện dùng lâu không bảo trì thường xuyên sẽ đi liền với nguy cơ chập điện; nguyên nhân gây cháy hàng đầu trong các công trình dân dụng.
1.1.2. Cháy do sự bất cẩn của con người
Ngoài ra, bên trong các tòa nhà là nơi tập trung rất nhiều người và tài sản. Mỗi người lại có những hoạt động đa dạng. Thiếu ý thức về vấn đề phòng cháy, chữa cháy, bất cẩn nhỏ do một người gây ra cũng đủ làm nên sự cố cháy nghiêm trọng. Ví dụ: bảo quản các chất dễ cháy không đúng quy cách; vứt tàn thuốc bừa bãi; nấu ăn quên tắt bếp;…
Hoặc trong trường hợp con người phát hiện ra những dấu hiệu bất thường; liên quan đến sự cố cháy, nổ nhưng không có biện pháp ứng phó kịp thời; hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn vì thiếu kĩ năng.
1.2. Sự cần thiết của hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Chính vì những nguy cơ cháy, nổ trên mà hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại chỗ là vô cùng cần thiết.
Chúng ta điều biết 114 là số hotline của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; lực lượng chuyên môn tiến hành việc chữa cháy và cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố cháy. Nhiều người có tâm lý phó mặc việc chữa cháy cho lực lượng công an mà lơ là việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy; công tác phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm sự cố cháy, nổ tại chính nơi mình sinh sống, làm việc.
Thế nhưng thực tế là, trong thời gian chờ đợi lực lượng này ứng cứu; không bố trí một hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại chỗ sẽ khó lòng kiểm soát nhanh đám cháy từ lúc phát hiện các dấu hiệu ban đầu; khiến cháy lan, thiêu rụi nhiều tài sản, đe dọa đến tính mạng con người.
Vì vậy để giảm thiểu thiệt hại về tài sản, cũng như đảm bảo an toàn tính mạng cho con người; lắp đặt một hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà là việc bạn cần phải làm.

2. Quy định pháp lý về hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà
Không chỉ xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với các sự cố cháy, nổ; lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy còn là một nội dung được quy định theo pháp luật nước ta hiện nay.
Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật phòng cháy, chữa cháy; hai trong số các đối tượng phải lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy bao gồm:
– Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
Như vậy theo quy định của pháp luật, tòa nhà là đối tượng bắt buộc phải tiến hành lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

3. Một số lưu ý về hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chủ đầu tư, quản lý tòa nhà có thể lựa chọn các hệ thống phòng cháy, chữa cháy bao gồm: hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động; hệ thống thủ công (hệ thống chữa cháy vách tường, chuông báo cháy có nút bấm điều khiển); và các bình chữa cháy cầm tay.
Người sinh sống, làm việc trong tòa nhà cần phải được tập huấn một số kiến thức cơ bản khi xảy ra sự cố cháy như thoát hiểm; bấm nút báo động cháy (đối với hệ thống báo cháy thủ công); sử dụng bình chữa cháy cầm tay; điều khiển vòi phun nước chữa cháy (hệ thống vách tường),… Từ đó, giúp nâng cao khả năng ứng phó với sự cố cháy; ngăn chặn từ sớm khi xuất hiện dấu hiệu của đám cháy; bảo vệ tài sản, tính mạng của người bên trong tòa nhà.
Trong tòa nhà thường có các khu vực đặc biệt như phòng máy chủ, phòng kỹ thuật điện. Đây là vị trí đặc biệt quan trọng và dễ phát sinh cháy, lại không thể chữa cháy bằng nước. Vì vậy cần phải thiết kế hệ thống chữa cháy riêng cho các khu vực này. Tham khảo thêm bài viết phòng cháy chữa cháy cháy cho máy chủ tại đây.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao luôn phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tòa nhà. Đồng thời giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống phòng cháy, chữa cháy, giải pháp giúp bạn luôn an toàn trước mọi nguy cơ cháy, nổ.

