Một số lưu ý khi lắp cột chống sét
11/09/2020Mọi người thường khuyên bạn cần phải lưu ý khi lắp cột chống sét. Nhưng cụ thể là lưu ý những gì? Sử dụng thiết bị chống sét như thế nào để tránh làm hư hại đồ điện gia dụng trong nhà? Để được giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Baotricodien.vn để có thêm những thông tin bổ ích, giúp sử dụng các thiết bị chống sét hiệu quả và an toàn.

Hiện nay, để phòng tránh các tai nạn do sét gây ra, nhằm bảo vệ tính mạng con người, sự an toàn cho các thiết bị điện, điện tử và tòa nhà, nhiều hộ gia đình và các chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống cột chống sét cho công trình của mình.
Tuy nhiên, phần lớn các gia đình mới chỉ lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp, tức phương pháp chống sét truyền thống, và đinh ninh đồ điện trong nhà đã được bảo vệ an toàn khi trời mưa bão.
Thực tế, để bảo vệ đồ điện gia dụng, bạn cần phải lắp thêm các thiết bị chống sét thứ cấp, tức hệ thống chống sét lan truyền và cảm ứng. Bởi khi sét đánh, luồng điện sẽ lan truyền hoặc cảm ứng theo hệ thống điện, đường truyền tín hiệu gây cháy nổ.
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi lắp đặt và sử dụng các thiết bị chống sét:
Nội dung chính
1. Kim thu sét
Là một thanh sắt hay thanh kim loại có một đầu nhọn hoặc có khả năng phát ra tia tiên đạo sớm được gắn trên mái của tòa nhà, có dây dẫn xuống hệ thống tiếp đất.
Kim thu sét thường được lắp đặt trên cột đỡ cao từ 2-5m, tại vị trí cao nhất của tòa nhà để đảm bảo khả năng thu sét tốt nhất. Thiết bị này phải được cố định chắc chắn để tránh trường hợp gãy đổ khi có sét đánh hoặc mưa giông.

2. Dây dẫn sét
Đây là bộ phận trực tiếp dẫn truyền dòng điện sét từ đầu kim thu xuống đất. Thông thường các dây dẫn sét được làm từ cáp đồng trần tròn bện để có độ dẫn điện tốt. Dây càng ít chắp vá và càng to càng tốt, có tiết diện từ 50mm2 trở lên.
Trong quá trình thi công, hãy cố gắng để dây có đường đi thẳng nhất, tránh gấp khúc. Số lượng dây thoát sét sẽ tùy thuộc vào kích thước ngôi nhà, phạm vi cần bảo vệ. Tối thiểu phải có 2 dây trở lên, đối với những công trình lớn, cần nhiều dây hơn.

3. Hệ thống tiếp đất
Tùy vào vị trí địa lý và tính chất đất mà bố trí số lượng cọc và phương pháp thi công sao cho phù hợp. Phần lớn các cọc tiếp địa được làm bằng sắt mạ đồng, chôn sâu dưới lòng đất, kết nối với nhau bằng dây nối đất như cáp đồng trần, hoặc thanh đồng có tiết diện lớn. Các mối nối thường dùng là hàn hóa nhiệt, kẹp tiếp địa chuyên dụng.
Để đảm bảo việc tiêu tán năng lượng sét xuống đất nhanh chóng và an toàn, hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm.
Sau khi lắp đặt xong, bạn cần kiểm tra điện trở tiếp đất theo đúng quy định.
4. Chống sét đánh ngang
Nếu bạn chỉ sử dụng hệ thống kim thu sét cổ điển hoặc kim thu sét tia tiên đạo thì chỉ bảo vệ được sét đánh thẳng xuống công trình. Tuy nhiên, với những công trình cao trên 45m thì rất dễ bị sét đánh ngang, vì vậy bạn cần lắp đặt thêm hệ thống chống sét đánh ngang cho tòa nhà. Hệ thống này là những thanh đồng chạy xung quanh nhà, cứ khoảng 10m một vòng tròn, liên kết lại với nhau.

5. Các lưu ý khác khi lắp cột chống sét
Để đảm bảo cho các thiết bị điện tử, ngoài hệ thống chống sét trực tiếp, bạn cần lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp. Thiết bị này có tác dụng làm giảm điện áp dư từ tầng sơ cấp.
Đối với những ngôi nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, kim thu sét cần phải được cách ly một khoảng cách nhất định để đề phòng cháy nổ.

Khi có mưa giông, sấm sét, bạn nên tắt và rút các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm để tránh hiện tượng sét nhiễm vào hệ thống điện, gây hư hỏng máy móc, đồ điện gia dụng. Đồng thời không nên đứng gần cửa sổ, tường nhà và các khu vực ẩm ướt để tránh bị nhiễm điện.
Tham khảo Chi phí lắp đặt hệ thống chống sét nhà ở dân dụng Tại đây
Trên đây là những lưu ý khi lắp đặt cột chống sét và sử dụng thiết bị chống sét. Hy vọng với những thông tin mà Baotricodien.vn vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc lâu nay, từ đó biết cách bảo vệ ngôi nhà và các thiết bị điện tử dân dụng.

