Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy
08/10/2020Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của đơn vị thi công. Đó là tiêu chí để các chủ đầu tư, người quản lý công trình quyết định; lựa chọn đơn vị thi công đủ điều kiện để tiến hành thi công; lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại công trình của mình. Vậy, biện pháp thi công hệ thống này là gì; phải thỏa mãn những nội dung nào để đạt chất lượng làm hài lòng các chủ đầu tư; người quản lý công trình? Hãy cùng baotricodien.vn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

Nội dung chính
1. Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
Biện pháp thi công nói chung có thể hiểu đơn giản là cách thức thực hiện việc thi công một công trình, hạng mục nào đó; khiến các thiết kế trên bản vẽ trở thành các công trình, hạng mục trong thực tế; đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Biện pháp thi công phải thể hiện được các nội dung sau:
– Làm rõ các yêu cầu kĩ thuật của công trình, hạng mục cần tiến hành thi công.
– Xây dựng kế hoạch thi công trong đó thể hiện rõ:
+ Các loại thiết bị, công nghệ cần thiết;
+ Trình tự các giai đoạn thực hiện và tiến độ dự kiến;
+ Phương pháp kiểm tra thử nghiệm hoạt động vận hành trong thực tế so với bản vẽ thiết kế.
+ Biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường;
+ Một số sự cố có thể xảy ra và cách khắc phục, xử lý nhanh chóng.
2. Biện pháp thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy
2.1. Thi công hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy là một phần không thể thiếu trong mỗi hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Biện pháp thi công hệ thống báo cháy chính là việc lắp đặt các thiết bị của hệ thống báo cháy; sao cho thành một thể thống và hoạt động hiệu quả; đặc biệt là phải tuân thủ theo bản vẽ đã được thẩm duyệt bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các bộ phận của hệ thống báo cháy và kĩ thuật lắp đặt như sau:
2.1.1. Các bộ phận trong hệ thống báo cháy
– Tủ trung tâm báo cháy:
Trung tâm báo cháy phải được đặt tại khu vực an toàn về cháy, nổ; nơi có người trực thường xuyên và cách mặt sàn từ 0.8m đến 1m.
– Chuông báo tự động:
Ở dọc các hành lang, nơi có người thường qua lại có thể lắp chuông báo động, nút ấn báo cháy. Thiết bị báo động bằng âm thanh (chuông, loa) có cường độ âm thanh lớn hơn 100db. Chuông báo tự động phải được đặt ở cao độ 2.8m – 3.5m so với sàn nhà và đặt bên trên nút ấn báo cháy.
– Đầu báo khói, nhiệt:
Trong các phòng riêng biệt được lắp các đầu báo khói loại ION; khi xuất hiện khói, nhiệt – những hiện tượng của sự cháy, bộ phận cảm ứng của đầu báo cháy sẽ hoạt động; thu tín hiệu và truyền về tủ trung tâm báo cháy. Đầu báo cháy khói, nhiệt hoạt động phù hợp với môi trường có độ ẩm; nhiệt độ biến đổi mạnh, chống nhiễu cao và phải được lắp đặt ở vị trí trần các kho, phòng.
– Công tắc kéo khẩn:
Bên cạnh đầu báo cháy tự động, thiết bị tiếp nhận thông tin về sự cháy còn có công tắc kéo khẩn; hoạt động trên nguyên lý do con người trực tiếp điều khiển để chủ động truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy. Công tắc được lắp trên tường; với độ cao 1.5m từ sàn nhà và được kết nối với hệ thống chữa cháy.

2.1.2. Liên kết các thiết bị trong hệ thống báo cháy
– Hệ thống liên kết: Đây là điều kiện cần thiết để kết nối các bộ phận của hệ thống báo cháy; thành một tuyến liên kết thống nhất giúp hệ thống hoạt động hiệu quả. Hệ thống liên kết bao gồm:
+ Các ống, dây cáp tín hiệu Cu/PVC chống nhiễu có tiết diện 2C x 1.5 mm2 và loại 4C x 1.5 mm2.
+ Dây nguồn báo cháy được sử dụng loại dây Cu/PVC chống nhiễu; theo tiêu chuẩn ngành có tiết diện 2C x 1.5mm2.
+ Cáp tín hiệu được lắp âm vào tường, trần nhà hoặc lắp ở bên ngoài; với biện pháp chống chuột cắn hoặc các tác nhân gây hại khác. Ống luồn dây tín hiệu là loại ống nhựa PVC.
– Nguồn điện:
Bên cạnh nguồn điện cung cấp năng lượng trực tiếp cho hệ thống báo cháy còn phải có nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống hoạt động 24 giờ liên tục khi mất điện và hơn 3 giờ khi có cháy. Bình điện tiêu chuẩn có thông số 12V- 35Ah.
2.2. Thi công hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy ngày nay khá đa dạng, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung đi vào biện pháp thi công hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy có giá cả phải chăng và vô cùng phổ biến hiện nay.
– Các bộ phận của hệ thống chữa cháy vách tường:
Hộp chữa cháy bên trong có đặt 01 cuộn vòi hoặc 02 cuộn vòi vải tráng cao su D50 x 20m; van; lăng phun nước lưu lượng 2.5l/ s, máy bơm và các đường ống nước; hệ thống điều khiển bơm chữa cháy bao gồm tủ điều khiển hệ thống, các công tác điều khiển, công tác báo động dòng chảy và công tắc áp lực.
– Cấu tạo:
Từ trạm bơm, nước được cấp đến các tầng, nối với hồ nước mái bằng đường ống TTK DN150. Mỗi tầng được lắp đặt 02 họng chữa cháy, các hộp phòng cháy, chữa cháy kèm theo 01 cuộn vòi D50 dài 30 m và lăng phun 13 ly.
Các đường ống chính D150, D100 là trục mạch chính từ máy bơm nối với các đường ống nhánh D80, D65, D50. Các ống được nối với nhau theo phương pháp hàn mặt bích, rèn, phương pháp nối thép bằng ren ốc (coupler),…
– Cách sử dụng:
Khi xảy ra cháy, người tiến hành chữa cháy phải là người đã được tập huấn cách sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường; tiến hành lăng vòi, mở van chữa cháy và chữa cháy bằng cách đưa dòng nước với áp lực mạnh mẽ hướng vào đám cháy.

3. Đánh giá biện pháp thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Để đánh giá chất lượng của biện pháp thi công, tiến độ hoàn thành và hiệu quả hoạt động của hệ thống sau khi lắp đặt hoàn thiện là hai yếu tố quyết định. Đơn vị thi công đáng để các chủ đầu tư đặt lòng tin không chỉ là đơn vị đủ điều kiện thực hiện công việc thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy mà còn mang đến chất lượng vượt trội cùng với tiến độ nhanh chóng.
Qua bài viết trên , mong rằng bạn đọc đã có cái nhìn cận cảnh về việc thực hiện biện pháp thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn một đơn vị thi công đáp ứng các điều kiện tốt nhất cho công trình của bạn. Tìm hiểu thêm các bài viết về hệ thống phòng cháy, chữa cháy với góc nhìn đa dạng tại baotricodien.vn.

