Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho dân kế toán
26/09/2020Hạch toán hệ thống phòng cháy chữa cháy là một nghiệp vụ quan trọng trong mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ cùng quá trình quan sát, theo dõi lâu dài. Thực hiện tốt việc hạch toán sẽ giúp cho cơ quan, doanh nghiệp đưa ra những chiến lược tài chính đúng đắn, hiệu quả. Cũng như nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy; thông qua việc đầu tư khôn khéo, có trọng tâm cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy chất lượng; phục vụ lâu dài cho cơ quan, đơn vị. Cùng tìm hiểu nhiều hơn qua bài viết sau đây.

Nội dung chính
1. Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
1.1. Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Hạch toán là quá trình quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép các hoạt động kinh tế để giám sát và quản lý các hoạt động đó một cách chặt chẽ.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một loại tài sản có giá trị lớn. Do vậy trong các cơ quan, doanh nghiệp; hạch toán hệ thống này là một công việc được chú trọng thực hiện; để quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình lắp đặt, sử dụng, hoạt động vận hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy một cách hiệu quả.
1.2. Thu thập thông tin cho hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Thông tin cần thiết cho việc hạch toán thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau; song phương pháp quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu.
– Quan sát: là giai đoạn đầu tiên, thực hiện việc đo lường mọi hao phí và kết quả của các hoạt động về hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
– Tính toán: là quá trình thực hiện các phép tính, các phương pháp tổng hợp, phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết; qua đó thấy được hiệu quả của các hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
– Ghi chép: là quá trình thu thập, xử lý, lưu lại tình hình, kết quả của các hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo từng thời kì, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định.
Tìm hiểu trang bị hệ thống PCCC trường học tại đây
2. Hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho dân kế toán
2.1. Hạch toán kế toán
Nhắc đến hạch toán trong cơ quan, doanh nghiệp; chính là nhắc đến một mặt nghiệp vụ kế toán quan trọng. Do đó loại hạch toán mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này là hạch toán kế toán.
Hạch toán kế toán là một môn khoa học ghi nhận, cung cấp thông tin về tình hình sử dụng tài sản, sự vận động của tài sản để đo lường hiệu quả từ các hoạt động kinh tế, tài chính của cơ quan, doanh nghiệp. Ở đây, loại tài sản nói đến chính là hệ thống phòng cháy, chữa cháy; cùng các hoạt động từ thiết kế, lắp đặt, vận hành, cho đến bảo trì, bảo dưỡng.
2.2. Đặc điểm của hạch toán kế toán
Để hiểu rõ hơn về công việc hạch toán này; cần nắm một số đặc điểm của hạch toán kế toán như sau:
– Theo dõi và phản ánh một cách liên tục, toàn diện, có hệ thống về tình hình hiện tại cùng sự biến động và nguồn tiền đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan, doanh nghiệp. Nhờ đó hạch toán kế toán theo dõi được quá trình liên tục từ trước, trong và sau khi triển khai hệ thống phòng cháy, chữa cháy; để đánh giá sự hiệu quả của việc sử dụng vốn.
– Hạch toán sử dụng thước đo tiền tệ là chủ yếu. Do vậy, mang đến các số liệu cụ thể, phục vụ việc lập kế hoạch tài chính một cách chính xác.
– Phương pháp áp dụng trong hạch toán là sử dụng các chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối. Trong đó, lập chứng từ kế toán là thủ tục hạch toán đầu tiên, bắt buộc phải có.

3. Một số lưu ý về hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Các quy định hiện hành liên quan đến hệ thống phòng cháy, chữa cháy khá nhiều. Trong quá trình hạch toán người làm công việc này cần phải nắm chắc các quy định của pháp luật về loại tài sản; hoạt động kinh tế kèm theo để xác định đúng loại tài khoản kế toán tương ứng.
Trên thực tế có nhiều trường hợp mua bán hệ thống phòng cháy, chữa cháy đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí cho cơ quan, doanh nghiệp. Do vậy trong các trường hợp này; người kế toán phải hạch toán chính xác loại chi phí và đưa vào tài khoản kế toán phù hợp; đánh giá được tổng thể hiệu quả của đồng vốn để lập các kế hoạch tài chính trong tương lai.
Như vậy, bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về công việc hạch toán hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết hỗ trợ cho bạn trong việc nắm các loại công việc cần thực hiện đối với công tác này; và có hướng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong thực tế. Tìm hiểu thêm về hệ thống phòng cháy, chữa cháy với nhiều bài viết với góc nhìn sinh động tại baotricodien.vn.
