Hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy
28/09/2020Bạn là người mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ phòng cháy, chữa cháy; muốn tham khảo các thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy mới nhất. Hoặc bạn là người có nhu cầu tìm kiếm một thiết kế cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại công trình của cơ quan, đơn vị mình. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho người mới bắt đầu sau đây.

Nội dung chính
1. Hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy tổng quan
1.1. Hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Dựa trên kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp hệ thống phòng cháy, chữa cháy; nhận được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng; hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy từ baotricodien.vn giúp bạn chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình thiết kế. Từ đó, giúp bản thiết kế đáp ứng được các yêu cầu về mặt kĩ thuật; cũng như các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.
1.2. Nội dung hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Đối với thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy; cần làm rõ loại hình công trình cần lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy; và loại hệ thống phòng cháy, chữa cháy sử dụng cho công trình. Mỗi đối tượng nói trên đều có những quy định, tiêu chuẩn riêng về phòng cháy, chữa cháy; đòi hỏi phải có sự thiết kế, lắp đặt chính xác để mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
1.2.1. Loại hình công trình cần lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Để đảm bảo an toàn về cháy, nổ; phần lớn các công trình xây dựng đều phải có phương án phòng cháy, chữa cháy. Trong đó đối với các công trình tập trung nhiều người và tài sản; có nguy cơ cháy, nổ cao; được quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy; hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại chỗ là một yếu tố bắt buộc.
Một số loại hình công trình có tiêu chuẩn riêng về thiết kế đó là:
– Nhà và công trình theo TCVN 2622 : 1995;
– Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ theo TCVN 48 : 1996;
– Nhà kho theo TCVN 4317 : 1986;
– Khách sạn theo TCVN 5065 : 1990;
– Công trình dầu mỏ theo TCVN 5684 : 2003;
– Nhà cao tầng theo TCVN 6160 : 1996;
– Chợ và trung tâm thương mại theo TCVN 6161 : 1996;
1.2.2. Một số hệ thống phòng cháy, chữa cháy phổ biến
– Hệ thống báo cháy tự động theo TCVN 5738 : 2001;
– Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxide theo TCVN 6101 : 1990;
– Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động theo TCVN 7336 : 2003.
2. Tiêu chí hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy
2.1. Xác định đúng loại hình công trình và các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy; ở nước ta hiện nay ban hành rất nhiều bộ tiêu chuẩn đảm bảo trình độ kĩ thuật và an toàn; tương ứng với từng loại hình công trình nhất định.
Các tiêu chuẩn này quy định về các yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chữa cháy khi thiết kế, xây dựng mới công trình hay thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu công trình khi đưa vào hoạt động.
Đối với các công trình đặc thù có như: kho chứa chất dễ nổ, dễ cháy, hóa chất động hại;… lại có những quy định riêng so với các công trình dân dụng thông thường.
2.2. Phân tích nguy cơ cháy, nổ; lựa chọn loại hệ thống phòng cháy, chữa cháy phù hợp
2.2.1. Lựa chọn loại hệ thống chữa cháy
Từ đặc điểm công trình, các khu vực chứa đựng các loại thiết bị, hóa chất, vật dụng có nguy cơ cháy, nổ cao; độc hại…. đánh giá, phân tích nguy cơ cháy, nổ; xác định phương pháp chữa cháy hiệu quả nhất để tiến hành lựa chọn một loại hệ thống; hoặc nhiều loại hệ thống kết hợp để mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu.
2.2.2. Lựa chọn hệ thống báo cháy
Đánh giá quy mô, đặc điểm, lối thoát nạn và chữa cháy,… cũng đồng thời giúp xác định loại hệ thống báo cháy phù hợp.
– Với các công trình có quy mô lớn, hệ thống báo cháy theo địa chỉ là ưu tiên lựa chọn. Vì nó giúp người dùng nhanh chóng phát hiện đám cháy ở vị trí chính xác; nhanh chóng tiến hành các biện pháp ứng phó kịp thời với đám cháy.
– Đối với các không gian nhỏ, không có nhiều sự ngăn cách, hệ thống báo cháy theo zone là lựa chọn tối ưu; vì đảm bảo hiệu quả và có giá thành phải chăng.

3. Thiết kế bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Để có thể thiết kế được bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy; người thực hiện phải có trình độ chuyên môn, được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, bản thiết kế sau khi hoàn thành phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt trước khi đưa vào thi công, lắp đặt.
Bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy không chỉ phải đảm bảo được tính kĩ thuật; mà còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cho cơ quan, đơn vị; thông qua hiệu quả hoạt động tối ưu trong quá trình vận hành.
Hướng dẫn thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy trên đây phần nào đã giúp bạn hình dung ra các công việc cần làm khi thiết kế một hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho cơ quan, đơn vị. Tìm hiểu thêm về hệ thống phòng cháy, chữa cháy qua các bài viết tại baotricodien.vn.

