Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
30/09/2020Trong rất nhiều quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy luôn nhắc đến công việc thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Vậy thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì? Bao gồm những công việc nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Để trả lời câu hỏi trên bài viết sẽ đi vào phân tích bằng cách trả lời ba câu hỏi nhỏ đó là: Nội dung thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì? Bản vẽ thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì? Thế nào là thẩm duyệt thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy? Đó cũng là ba ý chính giúp phản ánh rõ nét công việc có tính chuyên môn và kĩ thuật phức tạp này.
Nội dung chính
1. Nội dung thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
1.1. Xác định loại hình công trình, loại hệ thống phòng cháy, chữa cháy
1.1.1. Xác định loại hình công trình
Xác định loại hình công trình khá đơn giản; tiến hành dựa trên chức năng chính mà công trình xây dựng thực hiện sau khi hoàn thiện. Đây là công việc đầu tiên, là bước nền tảng để xác định các loại tiêu chuẩn kĩ thuật về phòng cháy, chữa cháy dành riêng cho loại hình công trình đó, cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.2. Xác định loại hệ thống phòng cháy, chữa cháy sử dụng
– Đối với xác định hệ thống chữa cháy được sử dụng trong công trình:
Công việc này phải bắt đầu từ việc đánh giá các nguy cơ cháy, nổ trong công trình; và điều kiện kinh tế để tiến hành lựa chọn loại chất chữa cháy, phương pháp chữa cháy phù hợp. Từ đó, chọn lựa loại hình hệ thống chữa cháy phù hợp.
– Đối với xác định hệ thống báo cháy:
Trong một số công trình có nguy hiểm cháy, nổ cao như chung cư, trung tâm thương mại,…; hệ thống báo cháy tự động là yêu cầu bắt buộc.
Hệ thống báo cháy tự động hiện nay phổ biến là báo cháy theo zone và báo cháy theo địa chỉ. Trong đó hệ thống báo cháy theo zone phù hợp với các công trình có quy mô nhỏ; và không phân tách thành các gian, các khu vực riêng biệt. Ngược lại, hệ thống báo cháy theo địa chỉ phù hợp với các công trình có kiến thức phức tạp; quy mô lớn,….
1.2. Lựa chọn người thiết kế
Người tiến hành thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy phải là người có chuyên môn, trình độ chuyên ngành phù hợp; am hiểu các quy định, tiêu chuẩn về hệ thống này. Ngoài ra đơn vị tiến hành thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy phải được cấp phép hoạt động.
1.3. Lựa chọn công cụ thiết kế
Lựa chọn công cụ thiết kế là một công việc quan trọng, quyết định rất lớn đến hiệu suất của công việc thiết kế. Công cụ thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiện nay khá đa dạng. Đó là các phần mềm thiết kế dạng 2D, 3D tích hợp nhiều bộ công cụ giúp người thiết kế biến ý tưởng thành các bản vẽ cụ thể và chi tiết. Một số phần mềm thiết kế được ưa chuộng đó là Revit, AutoCAD,…
2. Bản vẽ thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
Tìm hiểu về bản vẽ thiết kế; kết quả của quá trình thiết kế cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Là kết quả của quá trình thiết kế, bản vẽ thể hiện được toàn bộ cấu trúc các bộ phận của một hệ thống phòng cháy, chữa cháy; dưới dạng một sơ đồ hoặc một mô hình 3D hoặc cả hai; tùy vào nhu cầu của khách hàng.
Bằng các phần mềm hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho công việc thiết kế, các bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiện nay ngày càng chỉnh chu, chi tiết, tỉ mỉ và có độ chính xác cao về tỉ lệ. Nhờ đó, các bản vẽ giúp đơn vị thi công dễ dàng thực hiện công việc lắp đặt và vận hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

3. Thẩm duyệt thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì?
Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy là công việc bao gồm hoạt động thẩm định và phê duyệt. Đây là một phần bắt buộc đối với các thiết kế về phòng cháy, chữa cháy cho các công trình quy định tại phụ lục IV, Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, đây là các công trình tập trung nhiều người và tài sản; có nguy hiểm cháy, nổ cao như: nhà cao tầng, trường học, trung tâm thương mại và chợ, trụ sở cơ quan, đơn vị,…
Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một phần quan trọng trong thiết kế về phòng cháy, chữa cháy tại các công trình nói trên; và là một nội dung cần phải tiến hành thẩm duyệt. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là cơ quan có chức năng tiến hành thẩm duyệt.
Với những thông tin vô cùng hữu ích; bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy về lâu dài; quyết định đến hiệu quả đảm bảo an toàn cháy, nổ cũng như mang lại hiệu quả về kinh tế cho cơ quan, đơn vị.

